5748_unnamed

Khoanh vùng, kiểm soát chất thải ngăn ngừa dịch Covid-19 tại khu dân cư

Để tăng cường các biện pháp quản lý chất thải để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, UBND Thành phố ban hành văn bản số 572/UBND-ĐT ngày 21/2/2020 yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các khu xử lý chất thải của Thành phố.

UBND TP giao Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương thực hiện:

5748_unnamed

UBND TP yêu cầu các quận, huyện, có biện pháp khoanh vùng, kiểm soát chất thải ngăn ngừa lây nhiễm trường hợp phát sinh ổ dịch tại một khu vực dân cư.

Hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung, khu vực tập trung đông dân cư (tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị…) bố trí các điểm thu gom, lưu giữ riêng khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và chịu trách nhiệm xử lý theo đúng quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh; Xây dựng hướng dẫn các quận, huyện, thị xã về biện pháp khoanh vùng, kiểm soát chất thải ngăn ngừa lây nhiễm trường hợp phát sinh ổ dịch tại một khu vực dân cư.Chỉ đạo các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án “xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố hà nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; tăng cường kiểm tra giám sát việc xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại (có chức năng xử lý chất thải y tế lây nhiễm) tại địa phương và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

UBND TP cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện, thị xã chủ động tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo đối với việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế, chất thải có nguy cơ lây nhiễm, chất thải phát sinh tại vùng dịch (nếu có) trên địa bàn Thành phố; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng nhằm trục lợi bất chính; xử lý nghiêm hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp xin ý kiến Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và đơn vị khẩn trương xây dựng kịch bản về quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt trong trường hợp phát sinh ổ dịch trên địa bàn. Trường hợp có phát sinh ổ dịch tại 01 khu vực thì UBND quận, huyện, thị xã (nơi phát sinh ổ dịch) chịu trách nhiệm khoanh vùng và quản lý chặt chẽ chất thải tại vùng dịch để xử lý theo hướng dẫn Sở Y tế; chỉ đạo đơn vị thu gom vận chuyển rác phải thực hiện thu gom, vận chuyển rác tại vùng dịch theo quy trình thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại thường xuyên, kịp thời báo cáo UBND Thành phố và các Sở chuyên ngành để được hướng dẫn và xin ý kiến chỉ đạo những nội dung vượt thẩm quyền.

Nguồn: Hải Thịnh Phát sưu tầm

tuyển_họa_viên

TUYỂN DỤNG THÁNG 3

Công Ty THHH Xây Dựng Môi Trường Hải Thịnh Phát cần tuyển dụng 1 kỹ sư môi trường làm việc tại văn phòng Hồ Chí Minh
Nội dung:
– Thiết kế các hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và khí thải.
– Viết thuyết minh công nghệ và lập dự toán các công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải;
– Tổ chức thi công, giám sát các công trình đã thiết kế, lắp đăt đường ống, máy móc thiết bị, thực hiện các công việc vận hành hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, và khí thải
– Lập bản vẽ hoàn công và hướng dẫn vận hành.
– Nghiệm thu công trình xử lý nước cấp,nước thải, khí thải.
– Tư vấn, báo giá và làm hợp đồng về dịch vụ tư vấn môi trường.
– Lên phương án báo giá cạnh tranh.
– Lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp cho từng loại hình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải;
– Đề xuất hướng nghiên cứu công nghệ hoặc tiếp thu công nghệ mới về xử lý nước, nước thải ;
– Tính toán, lựa chọn thiết bị và thiết kế công nghệ XLN, NT;
– Xây dựng hồ sơ thầu;
– Kiểm tra thực hiện và giám sát công tác khử mùi, vệ sinh môi trường trong nhà máy.
– Thời gian làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7 (Buổi sáng từ 8h – 12h, buổi chiều từ 13h – 17h).
Yêu cầu cơ bản như sau:
– Có kinh nghiệm đi công trình, vận hành HTXL
– Hiểu biết sâu về lĩnh vực công nghệ xử lý nước thải, nước cấp.
– Có khả năng quản lý, chịu đựng được áp lực cao trong công việc;
– Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ (Autocad, MSProject, MS Word, MS Excel…)
Quyền lợi
– Công việc ổn định, lâu dài;
– Được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ;
– Mức lương từ 8 triệu trở lên (deal theo năng lực);
– Tăng lương theo năng lực
– Thưởng khi hoàn thành tốt công việc và hoàn thành công trình
– Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hoà đồng, nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến;
– Được hưởng các chế độ phúc lợi, đãi ngộ tốt nhất: thưởng các dịp lễ, tết, phép năm và các chế độ khác theo quy định của cty.
Hồ sơ dự tuyển:
Bản scan của các hồ sơ: Sơ yếu lý lịch, bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học và bằng cấp chuyên môn cao nhất đã có; chứng minh thư, các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (nếu có).
Địa chỉ nhận hồ sơ:
– Email: sale1@haithinhphat.comtuyển_họa_viên

thieu-nuoc-

Long An: Hàng ngàn hộ dân vùng thấp thiếu nước sinh hoạt

(Tin Môi Trường) – Theo UBND tỉnh Long An do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn khiến khoảng 8.000 hộ dân trên địa bàn huyện Cần Giuộc bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Các hộ dân thiếu nước tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp của huyện Cần Giuộc như Phước Vĩnh Đông, Tân Tập…
thieu-nuoc-

Trước đây, các hộ dân này chủ yếu sử dụng nước tích trữ từ các ao hồ, bể chứa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại lượng nước tích trữ không còn, trên các kênh rạch nước bị nhiễm mặn không sử dụng được. Trong khi đó, các dự án cấp nước sạch sinh hoạt do UBND tỉnh Long An triển khai trên địa bàn huyện Cần Giuộc dù đã xây dựng xong hệ thống hạ tầng như trạm tăng áp, mạng lưới đường ống… nhưng vẫn chưa có nguồn cấp nước hoặc nguồn cung cấp không đủ công suất.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh – Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc cho biết : các dự án cấp nước trên địa bàn được tỉnh đầu tư đã hoàn thành hạ tầng nhưng nguồn cấp nước chưa có do các mạch nước ngầm trên địa bàn đã cạn kiệt hoặc bị nhiễm mặn không sử dụng được. Dự kiến ban đầu là các dự án này sẽ lấy nước từ Công ty cấp nước Nhà Bè và Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành – Dầu Giây tại nút giao ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh nên việc thi công đường ống chính cấp nước chưa thể triển khai. Trung bình mỗi ngày đêm, huyện thiếu khoảng 3.000 m3 nước sạch sinh hoạt.
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, vừa qua tỉnh đã có phương án đưa nguồn nước từ Nhà máy nước Nhị Thành (Thủ Thừa, Long An) về cấp nước cho các dự án trên địa bàn huyện Cần Giuộc thay thế cho phương án đưa nguồn nước từ Thành phố Hồ Chí Minh về. Dự kiến đến ngày 30/4 sẽ hoàn thành việc cấp nước. Nếu phương án này được triển khai đúng tiến độ thì vấn đề nước sạch sinh hoạt cho người dân của huyện cơ bản được giải quyết. Vì hiện nay hệ thống trạm tăng áp, đường ống…đã được xây dựng xong ở tất cả các xã trong huyện, chỉ chờ có nguồn cấp nước là đi vào vận hành.
Nguồn do Hải Thịnh Phát sưu tầm
trieu-cuong-dat-dinh-1-66m-sai-gon-nguy-co-ngap-nang

Triều cường TP.HCM đầu năm đạt đỉnh vượt báo động 3

Dự báo đợt triều cường đầu tiên sau Tết Canh Tý vượt báo động 3, lên mức 1,66m khiến nhiều nơi ở TP.HCM có nguy cơ ngập nặng.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hôm nay, triều cường sẽ vượt báo động 3 và có nguy cơ gây ngập một số khu vực vùng trũng. Đỉnh triều rơi vào thời gian người dân đi làm và tan ca, một số tuyến đường bị ngập sẽ ảnh hưởng đến việc di chuyển của người dân.

Cụ thể, mực nước cao nhất tại trạm Phú An đạt 1,65m, Nhà Bè 1,64m. Dự báo trong ngày mai (12/2), mức triều cường tiếp tục dâng cao đạt 1,66m và các ngày sau đó đỉnh triều mới giảm xuống.

trieu-cuong-dat-dinh-1-66m-sai-gon-nguy-co-ngap-nang

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các quận, huyện và cơ quan chức năng liên quan có phương án chủ động ứng phó với đợt triều này, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do triều cường gây ra.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay Bắc Bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, trời rét.

Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng tới vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Do đó, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông, phía Tây quần đảo Trường Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động. Sóng biển cao 2-3m.

Nguồn do Hải Thịnh Phát sưu tầm

ha noi

Hà Nội đứng thứ 5/97 thành phố ô nhiễm không khí trong ngày khai xuân

Sáng nay, 30.1 (mùng 6 tết) ngày đầu tiên các cơ quan, công sở làm việc trở lại sau tết, ô nhiễm không khí ở Hà Nội được cảnh báo ở ngưỡng màu đỏ, có hại cho tất cả mọi người.

ha noi

Lúc 7 giờ sáng nay, Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới (Air Visual) áp dụng cách tính AQI của Mỹ xếp hạng Hà Nội đứng thứ 5/97 thành phố có mức ô nhiễm không khí nhất thế giới.
Air Visual cảnh báo chất lượng không khí ở Hà Nội ở ngưỡng màu đỏ – ngưỡng có hại cho sức khỏe tất cả mọi người với giá trị AQI là 169. Đáng chú ý, Air Visual đưa cảnh báo chất lượng không khí ở khu vực các tỉnh phía bắc Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định… đều ở ngưỡng màu đỏ, với giá trị AQI phổ biến từ khoảng 160 -180.
Còn tại TP.HCM, Air Visual cảnh báo chất lượng không khí ở ngưỡng màu vàng, mức độ trung bình, những người ở nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già, người có bệnh về đường hô hấp) có thể phải chịu tác động không tốt. TP.HCM xếp hạng về mức độ ô nhiễm không khí đứng thứ 41/97 toàn thế giới.
Cũng áp dụng cách tính AQI của Mỹ, ứng dụng Pam Air đưa cảnh báo chất lượng không khí tại Hà Nội và nhiều tỉnh khu vực phía bắc ở ngưỡng màu đỏ với giá trị AQI từ trên 150 – 179. Trong khu vực nội thành Hà Nội, có một vài điểm quan trắc cho kết quả cam, vàng, chủ yếu là màu đỏ.
Cổng thông tin quan trắc chất lượng môi trường của UBND TP.Hà Nội áp dụng cách tính AQI của Việt Nam cho kết quả chất lượng không khí ở ngưỡng màu cam, giá trị AQI là 122 – người ở nhóm nhạy cảm sẽ bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, còn người bình thường ít ảnh hưởng.
Điểm quan trắc chất lượng không khí của Tổng cục Môi trường đặt tại quận Long Biên áp dụng cách tính AQI của Việt Nam cho kết quả quan trắc ở ngưỡng chớm màu đỏ với giá trị AQI là 150.
Nguồn do Hải Thịnh Phát sưu tầm
nuoc-sach-rat-quan-trong-voi-suc-khoe

Một số nguyên nhân gây lãng phí và thất thoát thất thu nước sạch

Nhiều người vẫn quan niệm các công ty nước chỉ làm nhiệm vụ “hút nước từ dưới đất lên bán” mà không biết rằng để có được dòng nước sạch đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế thì cần phải qua một hệ thống xử lý nước bao gồm nhiều công đoạn với chi phí điện, hóa chất, nhân công, khấu hao, bảo trì bảo dưỡng…

Đầu tiên, trạm bơm được đặt tại các giếng khoan có nhiệm vụ hút nước thô trực tiếp từ tầng nước ngầm có độ sâu 70 đến 90m. Nước thô sẽ được bơm trực tiếp đến dàn mưa qua hệ thống đường ống. Dàn mưa có tác dụng oxi hóa khử sắt trong nước. Lúc này sắt trong nước là sắt 2 (Fe2), khi gặp oxi sẽ trở thành sắt 3 (Fe3) tạo bông kết tủa. Sau đó, nước được tiếp tục đưa đến bể lắng tiếp xúc để sục khí tăng cường O2 để sắt 3 (Fe3) lắng xuống dưới. Nước tiếp tục được đưa vào bể lọc sắt có Clo khử trùng để lọc hết sắt, cặn vôi và một vài tạp chất còn sót lại. Sau khi qua bể lọc sắt, nước lại được tiếp tục đưa đến bể lọc Man-gan, được Clo hóa khử trùng lần cuối mới được bơm vào bể chứa nước sạch. Từ đây, nước sạch được trạm bơm phân phối qua các đường ống phân phối đến các hộ tiêu dùng.

Tại Việt Nam, số tiền để trả tiền nước chỉ bằng 0,4% thu nhập bình quân đầu người (trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực là 3% đến 5%) đã khiến một bộ phận người dân thiếu ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, dù giá nước vẫn còn thấp nhưng vẫn còn rất nhiều người do vô tình hoặc hữu ý mà đã có những hành vi gây thất thoát thất thu tài nguyên nước.

Dưới đây là một số nguyên nhân ngoài mạng gây thất thoát nước sạch:

1. Đấu ống trái phép vào ống phân phối nước sạch để ăn cắp nước:

2. Các đơn vị thi công công trình ngầm làm vỡ đường ống nước:

3. Không vặn chặt van của trụ cứu hỏa sau khi sử dụng:

4. Sử dụng nước sạch trái phép để rửa xe:

Các nhà khoa học khuyến cáo việc thiếu nước sinh hoạt có thể là thách thức lớn mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong thập kỷ tới. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nguồn nước trên thế giới cạn kiệt như gia tăng dân số, biến đổi khí hậu…do đó, việc tiết kiệm nước phải được tiến hành ngay từ bây giờ. Tiết kiệm nước không phải chỉ để dành riêng cho chúng ta ngày hôm nay mà còn là sự bảo đảm cho cuộc sống con cháu chúng ta sau này.

Các gia đình có thể tiết kiệm nước sạch bằng các mẹo nhỏ sau:

1. Nếu bạn có thói quen tắm bồn thì hãy cố gắng từ bỏ. Tắm bồn gây lãng phí nước gấp 5 lần việc tắm bằng vòi hoa sen.

2. Bảo đảm vặn chặt và kiểm tra vòi nước sau khi sử dụng.

3. Kiểm tra, khắc phục sự cố rò rỉ đường ống. Đây là cách tránh thất thoát nước mà chúng ta cần phải làm gấp vì đường ống dẫn nước có thể bị rò rỉ và gây ra hao phí nước nghiêm trọng.

4. Khi đánh răng rửa mặt, hay cạo râu, thay vì vặn vòi nước chảy xối xả, bạn hãy hứng nước vào cốc, để vài cm nước trong bồn rửa mặt. Với cách này, bạn sẽ có thể rửa sạch dao cạo râu như rửa dưới vòi nước chảy, mà không lãng phí quá nhiều nước.

5. Chúng ta nên sử dụng máy máy giặt tự động khi có đủ khối lượng theo công suất của máy để tiết kiệm nước một cách tốt nhất. Nên tránh chu trình giặt cố định. Với mỗi mẻ giặt, điều chỉnh mức nước phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt. Thay thế các máy giặt quá cũ. Ngâm trước quần áo quá bẩn sẽ giúp giảm thiểu số lần và lượng nước xả sau này

6.Hạn chế việc rửa dưới vòi nước chảy: Khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ vật, nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ rửa hoặc lau nhà. Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi chảy khi thật cần thiết, trong trường hợp đó, nên điều chỉnh vòi vừa đủ dùng.

7. Tưới nước cho cây vào buổi sớm trong ngày, tránh tưới nước khi trời gió. Tưới nước vào sáng sớm thường tốt hơn so với lúc chiều tối vì giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm và cũng có thể giảm lượng nước thất thoát do bay hơi. Tưới nước vào buổi sớm trong ngày cũng là cách phòng tránh tốt nhất các loại ốc sên và sâu chuột hại vườn. Tránh tưới nước khi trời gió vì gió có thể thổi tạt các tia nước và làm tăng quá trình bốc hơi.

8. Sử dụng và thay các vòi nước có thể điều chỉnh được lượng nước.

Nguồn do Hải Thịnh Phát sưu tầm

 

hn2_akik

TP HCM sẽ có hệ thống quan trắc môi trường 500 tỷ đồng

Hệ thống quan trắc tự động với thiết bị hiện đại của các nước G7, tổng đầu tư 495 tỷ, sẽ luôn cập nhật chỉ số về môi trường giúp nghiên cứu, cảnh báo cho người dân.

Hạng mục đầu tư này nằm trong đề án Phát triển tổng thể mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tầm nhìn đến năm 2030 do Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thực hiện.

“TP HCM là địa phương đầu tiên có đề án mang tính chất tổng thể, quy mô lớn, đánh giá tất cả thành phần về quan trắc môi trường”, ông Cao Tung Sơn (Giám đốc Trung tâm Quan trắc TNMT, Sở TNMT) nói và cho biết đề án trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và sẽ trình cơ quan thẩm quyền lập hội đồng thẩm định, trước khi trình HĐND thành phố duyệt.

Theo đề án, có ba thành phần được quan trắc tự động gồm: không khí, nước (gồm nước mặt, nước ngầm) và lún. Tất cả dữ liệu quan trắc sẽ được gửi về trung tâm điều hành. Từ các chỉ số hệ thống quan trắc tự động thu thập được, Sở TNMT sẽ phân tích dữ liệu để đưa ra dự báo, xây dựng kế hoạch quan trắc, phù hợp định hướng phát triển kinh tế, xã hội cũng như cảnh báo đến người dân.

Đối với không khí, Sở TNMT đang lắp đặt thí điểm hai trạm quan trắc không khí tự động ở cửa ngõ phía Đông (Khu Công nghệ cao) và phía Tây (Phòng giáo dục quận Bình Tân). Cứ 5 phút trạm cho dữ liệu một lần, hoạt động liên tục và độ chính xác cao. Dữ liệu liên tục này có thể tính được AQI – một chỉ số quan trọng của chất lượng không khí, điều mà phương pháp thủ công gián đoạn lâu nay Sở TNMT không thực hiện được.

Hai trạm này đang trong giai đoạn đánh giá, kiểm tra thiết bị và sẽ sớm đi vào hoạt động. Đến năm 2030, thành phố sẽ lắp đặt thêm 16 trạm ở các giao lộ lớn, khu dân cư, khu công nghiệp tại các quận huyện.

“Khi đó, tần suất quan trắc của TP HCM có thể gấp 5 lần so với tần suất tối thiểu theo quy định của Bộ TNMT vì tần suất quan trắc càng nhiều, chi phí càng cao”, ông Sơn nói. Mỗi địa phương tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính để xác định tần suất quan trắc, thể hiện được bức tranh tổng thể môi trường của địa phương. Điều này giúp TP HCM hoạch định chính sách, đưa ra các chỉ tiêu môi trường trước tình hình thực tế.

Để giám sát chất lượng nước mặt, đề án của Sở TNMT xác định quan trắc tại các vị trí sông và 5 hệ thống kênh rạch trong nội ô thành phố. Dự kiến có hai trạm quan trắc nước thải sông Sài Gòn ở hạ nguồn trạm Phú An (bến Bạch Đằng, quận 1) và thượng nguồn ở trạm Trung An (huyện Củ Chi). Việc này nhằm đánh giá toàn diện tác động từ dân cư, sản xuất của con người lên hệ thống kênh rạch, sông của thành phố.

Về vấn đề lún, việc quan trắc sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao khoan sâu xuống để xác định tầng lún, nguyên nhân lún. TP HCM nằm trên đới đứt gãy nên việc xác định lún phải được đánh giá theo chuỗi thời gian dài.

Theo ông Cao Tung Sơn, muốn biết các chỉ số môi trường tăng, giảm bao nhiêu cần có định lượng và thiết lập việc tính toán. Việc đầu tư thiết bị hiện đại, giải pháp mang tính công trình kỹ thuật, sẽ thực hiện việc đánh giá, đưa ra các chỉ số nhanh, chính xác hơn.

“Điều này sẽ là cơ sở để người dân có thể cập nhật được các thông tin về môi trường tự động, liên tục, có được các dự báo về môi trường thông qua các phần mềm, app hoạt động tương tự Air Visual, PamAir”, ông Sơn nói.

Việc quan trắc môi trường tại TP HCM triển khai từ năm 1993, khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Thành phố đã thiết lập mạng lưới quan trắc về môi trường, trong đó lồng ghép một số chương trình quan trắc của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài nguyên Môi trường vào mạng lưới quan trắc quốc gia.

Hiện, TP HCM có 30 trạm quan trắc không khí thủ công, gián đoạn. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian vì phải trải qua quá trình lấy mẫu, phân tích mẫu.

hn3_gamt

Cận cảnh những ‘thủ phạm’ gây ô nhiễm không khí, khiến người Sài Gòn ngột ngạt

Mới buổi sáng, người Sài Gòn khi bước ra đường đã bị bủa vây bởi những “thủ phạm” gây ô nhiễm không khí, từ khí thải của các phương tiện giao thông và các cơ sở sản xuất đến bụi bặm từ các công trình xây dựng.

Theo ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng phương tiện giao thông quá đông, nhiều công trình xây dựng và khí thải từ những cơ sở sản xuất là những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại TP.HCM.
Ngày 19.12, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN-MT đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo hai TP.Hà Nội và TP.HCM cùng đại diện các bộ, ngành để đánh giá thực trạng, nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí.
Theo đó, ông Trần Hồng Hà nhận định, có 3 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở TP.HCM gồm: 7,5 triệu phương tiện cùng nhiều xe di chuyển cơ học qua lại địa bàn kéo theo lượng bùn, đất vào đô thị làm bụi mịn tăng cao, chưa kể tiêu chuẩn khí thải còn thấp so với thế giới; TP.HCM nằm trong đại công trường với nhiều công trình đang trong thời gian xây dựng, xe chở vật liệu ra vào che chắn không kỹ và hoạt động của gần 900 nhà máy lớn nhỏ ở khu vực ven đô thị.
hn5_wfid
Theo ghi nhận của Thanh Niên vào sáng 20.12, khoảng 9 giờ sáng, nhiều người dân khi bước ra đường người dân đều cảm thấy ngột ngạt. Các tòa nhà cao tầng mờ mờ trong lớp sương màu trắng đục.
hn3_gamt
Đang là dịp cuối năm nên nhiều công trường cũng đang tất bật để hoàn công, trong đó có công trình sửa chữa tại cầu chữ Y và hàng loạt công trường được rào chắn trên đường Phạm Thế Hiển (Q.8) nhưng vẫn có những lớp bụi mù mù khiến người đi đường cảm thấy khó chịu.
vp7_vdbv
hn2_akik
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, Sở nhận thức được trách nhiệm của mình về ô nhiễm không khí nên đã có kế hoạch tăng cường tần suất vệ sinh, chấn chỉnh các đơn vị nhà thầu thi công để thực hiện việc bỏ bao các vật liệu rơi vãi và tập kết ngay theo đúng quy định.
Đối với khu vực trung tâm, vật liệu tập kết phải để trong bao vận chuyển, có các giải pháp vệ sinh như bao phủ, thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh công trường.
“Ô nhiễm không khí do phát thải từ xe gắn máy và ô tô nhưng hiện nay ô tô đã có đăng kiểm định kỳ và có tiêu chuẩn của từng loại phương tiện, nhưng đối với xe máy chưa có quy định, chúng tôi đang chờ Luật Giao thông đường bộ sửa đổi về việc phải đăng kiểm xe máy thì mới làm được, nhưng sửa luật nếu nhanh cũng phải 2 năm”, ông Lâm nói.
Được biết, Sở Giao thông Vận tải đang hoàn thiện để thí điểm trong quý 1 và quý 2 năm 2010 về việc xây dựng đề án kiểm soát khí thải xe máy, sử dụng các trạm dịch vụ của Honda, Yamaha trên địa bàn TP và đưa ra những chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe 2 bánh vào kiểm tra khí thải, chính sách hỗ trợ sửa chữa, khuyến mãi… để kiểm soát khí thải.
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác Hạ tầng, Sở GT-VT TP.HCM, theo chỉ đạo của UBND, các công trình phát sinh mới không được phép mở thêm rào chắn từ tháng 12.2019 cho đến sau Tết nguyên đán 2020. Do đó, ngoại trừ một số công trình sử dụng vốn ODA hoặc các công trình cấp bách của TP,  Sở quản lý chặt những vị trí rào chắn mới phát sinh trên đường để không làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt cuối năm của người dân.
Thanh tra Sở GT-VT cũng thành lập đoàn để kiểm tra từng rào chắn, thực hiện việc công bố những rào chắn được phép tồn tại trong dịp tết.
Nguồn do Hải Thịnh Phát sưu tầm
nc thai doc hai

ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ HẠ TẦNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CẢ NƯỚC

Trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, đa ngành, đa lĩnh vực đã kéo theo tốc độ phát triển và đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề xử lý nước thải đô thị đang được xem là một trong những thách thức đối với các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội. Hiện nay, những khu vực chưa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thì người dân đã thải trực tiếp ra hệ thống kênh rạch gây ô nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là vùng sông nước.
xu-ly-nuoc-thai3
Đứng trước thực trạng này thì đây quả là một bài toán khó, nan giải cho nhà lãnh đạo, làm sao để giải quyết kịp thời vấn nạn ô nhiễm môi trường, nhằm nâng cao đời sống cho người dân.

Theo  Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), cả nước hiện có 37 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đô thị với tổng công suất xử lý gần 1 triệu m3/ngày đêm. Tỷ lệ xử lý mới chỉ khoảng 13% tổng lượng nước thải.

Hệ thống thoát nước chung cho tất cả các loại nước thải và nước mưa. Hệ thống thoát nước đô thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh cũng như không đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp. Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận.

Nhiều đô thị đang xây dựng hoặc chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó theo các tuyến cống và xả trực tiếp ra môi trường. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp, 90 % là đổ trực tiếp ra môi trường.

Nhiều tuyến cống không đủ tiết diện thoát nước, đồng thời với việc bê tông hóa kênh, mương là nguyên nhân chính góp phần không nhỏ vào việc hạn chế thoát nước dẫn đến tình trạng ngập úng đô thị xảy ra tại TPHCM và mỗi khi mưa lớn tại Hà Nội.

Đến nay đã có gần 22% tổng lượng nước thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, do còn gặp khó khăn nên chỉ tiêu 80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý khó hoàn thành, Sở TN-MT đã kiến nghị Thành ủy và UBND TPHCM hạ chỉ tiêu này xuống còn 60%.Tại TPHCM, trong kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020, thành phố đặt mục tiêu 80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý tập trung đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường (chỉ tiêu này gắn với kết quả thực hiện Chương trình đột phá về giảm ngập nước).

Dự báo khi Nhà máy Bình Hưng (giai đoạn 2), Nhà máy Nhiêu Lộc – Thị Nghè và hệ thống thu gom của Nhà máy Tham Lương – Bến Cát hoàn thành thì lượng nước thải được thu gom xử lý khoảng 1.313.624m3/ngày, đạt tỷ lệ 57,81% (năm 2020).

Đồng bộ giải pháp 

Việt Nam hiện có hơn 800 đô thị, các chuyên gia môi trường cho rằng khi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp là nguyên nhân chính khiến các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cấp thiết. Một trong các vấn đề nổi cộm là kiểm soát và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.

Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt tại các đô thị ven biển. Mức độ gia tăng lượng nước thải tại các đô thị ngày càng cao, điển hình là Hà Nội và TPHCM.

Nước thải đô thị hầu như chưa được xử lý hoặc mới xử lý được một phần nhỏ rồi xả thải trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch, sông nội thành gây ô nhiễm môi trường nước mặt.

Vì vậy, đã đến lúc việc quản lý và xử lý nước thải cần được quan tâm hơn ở các khâu quy hoạch, chính sách, công nghệ, quản lý và vận hành. Cùng với đó, để bảo vệ nguồn tài nguyên nước lâu dài, bền vững cũng cần tăng cường biện pháp chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước.

Chia sẻ về những cấp bách trong việc xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam, ông Yutaka Matsuzawa, chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cho rằng nước thải sinh hoạt chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước.

Không những thế, nước thải sinh hoạt là hiểm họa môi trường hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Trong vòng 10 – 15 năm nữa, Việt Nam sẽ phải hứng chịu các tác động nặng nề do nước thải sinh hoạt không được xử lý. Chúng ta có thể đếm được số nhà máy thải ô nhiễm ra môi trường và có thể xử lý nghiêm khắc để chấn chỉnh.

Nhưng nếu thờ ơ và để nước thải sinh hoạt từ hơn 90 triệu người làm ô nhiễm môi trường thì vấn đề sẽ là rất lớn, nhất là với môi trường cho thế hệ tương lai. Vì vậy, cần phải đầu tư, có lộ trình về xử lý nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải sinh hoạt ở các đô thị có xả thải trực tiếp ra sông.

Nguồn do Hải Thịnh Phát sưu tầm.

1573363144-586-bat-ngo-thao-do-j-1573363047-width660height411

CÔNG BỐ KẾT QUẢ XỬ LÝ NƯỚC SÔNG TÔ LỊCH VÀ HỒ TÂY BẰNG CÔNG NGHỆ NANO BIOREACTOR CỦA NHẬT BẢN

Sau hơn 40 ngày kể từ ngày hết hạn thử nghiệm trên sông Tô Lịch và hồ Tây, các đơn vị đã công bố kết quả xử lý ô nhiễm của “bảo bối” Nhật Bản.

Ngày 30/10, công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) đã công bố kết quả xử lý nước sông Tô Lịch và hồ Tây bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Kết quả này được phân tích từ mẫu nước lấy thời điểm 16/9 khi hết thời hạn 4 tháng thử nghiệm của “bảo bối” Nhật.

1572431620-326-nong-cong-bo-ket-qua-xu-ly-nuoc-song-to-lich-va-ho-tay-bang-bao-boi-cua-nhat-s1-1572431201-width860height401

Sự biến đổi bề dày lớp bùn tầng đáy tại các vị trí đo giữa sông Tô Lịch trước và sau quá trình thí điểm

Theo kết quả JVE công bố, tại sông Tô Lịch đoạn 300m thử nghiệm, mùi hôi thối gần như không còn. Chỉ số nồng độ mùi tại khu vực trước xử lý đạt giá trị 999, trong khu xử lý đạt giá trị 5, tức giảm tới 200 lần.

Về độ dày của bùn, giảm nhiều nhất 76,3cm ở điểm cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m, giảm từ 91,3cm xuống còn 15cm; (giảm 76,3cm); điểm giảm ít nhất là 31,3cm ở điểm cách cầu Hoàng Quốc Việt 300m, giảm từ 82,3cm xuống còn 51cm.

1572431620-203-nong-cong-bo-ket-qua-xu-ly-nuoc-song-to-lich-va-ho-tay-bang-bao-boi-cua-nhat-s2-1572431201-width860height451

Độ dày của bùn tầng đáy tại khu quây tôn trình diễn xử lý bùn sông Tô Lịch thay đổi

Khu vực quây tôn xử lý, điểm 25m trong khu quây, độ dày bùn giảm từ 53cm xuống còn 18cm, giảm 35cm. Điểm 30m, độ dày bùn giảm từ 55cm xuống còn 20cm, giảm 35cm.

Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước sau xử lý có 36/36 chỉ tiêu đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Trong đó hầu hết các chỉ số đạt tới cột A1 (quy định chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) , một vài chỉ số đạt các cột A2, B1, B2.

Nồng độ pH=7,0 ổn định đạt trong khoảng cho phép, chỉ tiêu DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) sau khi đã cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và lượng oxy tiêu hao trong quá trình phân hủy bùn hữu cơ vẫn đạt từ 4,69mg/l, xấp xỉ cột A2 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), là điều kiện rất tốt cho cá, thủy sinh phát triển tốt.

1572431620-236-nong-cong-bo-ket-qua-xu-ly-nuoc-song-to-lich-va-ho-tay-bang-bao-boi-cua-nhat-s3-1572431201-width860height408

Chỉ số ô xy hòa tan DO tăng cao sau khi dùng công nghệ của Nhật Bản.

Đặc biệt ngày 16/9, tại khu vực thí điểm, phía Nhật Bản đã cho thả cá Koi Nhật và cá chép Việt Nam và một số loại cá khác trong khu vực thí điểm. Sau 2-3 ngày, có một số con cá bị chết còn đến hiện tại, số lượng còn lại vẫn sống và sinh trưởng tốt.

Tại khu vực thí điểm một góc hồ Tây, nước hoàn toàn không có mùi hôi, tanh như nước bên ngoài khu vực thí điểm. Chỉ số nồng độ mùi mẫu nước lấy phía bên ngoài khu thí điểm Hồ Tây đạt giá trị 120, bên trong khu thí điểm đạt giá trị chỉ 4.

Bùn tại khu thí điểm hồ Tây bị phân hủy gần như hoàn toàn thành khí CO2 và nước H2O mà không cần áp dụng các biện pháp nạo vét cơ học. Tại vị trí TT-HT1 độ dày bùn giảm từ 26,3cm xuống còn 5cm, giảm 21,3cm; vị trí TT-HT2 giảm từ 10cm xuống còn  0, giảm 10cm; vị trí TT-HT3 giảm từ 34,7cm xuống còn 7, giảm 27,7cm.

1572431620-342-nong-cong-bo-ket-qua-xu-ly-nuoc-song-to-lich-va-ho-tay-bang-bao-boi-cua-nhat-s4-1572431201-width860height498

Sự thay đổi độ dày của bùn tại khu thí điểm công nghệ Nano Nhật trên hồ Tây.

Các chỉ tiêu ô nhiễm chính có trong nguồn nước hồ như  nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng các vi khuẩn có hại trong nước như E.coli, Coliform đều đạt các giá trị quy định của QCVN 08-MT:2015/BTNMT) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

Chất lượng nước khu vực thí điểm tại hồ Tây sau xử lý có 36/36 chỉ tiêu đạt QCVN, trong đó hầu hết các chỉ số đạt tới cột A1, một vài chỉ số đạt các cột A2, B1, B2.

Nồng độ pH=7,5 ổn định đạt trong khoảng cho phép. Chỉ số DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) sau khi đã cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và lượng oxy tiêu hao trong quá trình phân hủy bùn hữu cơ vẫn đạt 9,14mg/l cao hơn 1,5 lần mức yêu cầu cao nhất là cột A1 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt và cao hơn gấp 4,57 lần mức tối thiểu yêu cầu (≥ 2mg/l) là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt vào ban ngày.

1572431620-150-nong-cong-bo-ket-qua-xu-ly-nuoc-song-to-lich-va-ho-tay-bang-bao-boi-cua-nhat-s5-1572431201-width850height379

Nồng độ oxy hòa tan đo bên ngoài (trái) và bên trong  (phải)  khu vực thí điểm tại hồ Tây.

Về cá Koi và cá chép Việt thả tại khu vực thí điểm hồ Tây chưa ghi nhận trường hợp cá chết. Cá vẫn sống và sinh trưởng tốt trong điều kiện nước sau xử lý.

Nguồn do Hải Thịnh Phát sưu tầm